Răng cửa bị sâu có trám được không

 Hầu như tất cả các răng trong cung hàm đều có thể bị sâu răng. Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh là các đốm đen trên bề mặt răng. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ ăn sâu vào ngà và tủy răng gây ê buốt răng, viêm tủy, hoại tử tủy…

Răng cửa bị sâu có trám được không

Nguyên nhân răng cửa bị sâu


Răng cửa là chiếc răng đóng vai trò thẩm mỹ rất quan trọng, răng cửa bị sâu thường do các nguyên nhân sau gây ra.


- Do chế độ ăn uống không khoa học: Hàm răng của chúng ta đảm nhiệm chức năng chính là ăn nhai, đồng nghĩa với việc hằng ngày chúng phải tiếp xúc với rất nhiều loại thức ăn. Nếu thường xuyên ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas... tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.


- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng là một trong những cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. Việc không đánh răng thường xuyên, không làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn, thức ăn còn dắt lại trên răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.


Răng cửa bị sâu có trám được không?


Răng cửa bị sâu là bệnh lý mà nhiều người gặp phải, bệnh nếu không được điều trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và có thể gây mất răng. Việc răng cửa bị sâu có trám được không còn phải tùy thuộc vào mức độ sâu răng của mỗi người. Tại các cơ sở nha khoa uy tín, qua thăm khám, bác sĩ có phương pháp điều trị cụ thể tùy vào mức độ sâu răng.


Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ, chưa gây tổn thương đến tủy thì bác sĩ áp dụng phương pháp trám răng. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, phục hồi hình dáng của răng. Trám răng là quá trình các bác sĩ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng, sau đó đắp từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng, trám bít lỗ sâu răng. Vật liệu trám răng thường được sử dụng là Composite, có màu sắc giống răng thật và giá trồng răng giả phù hợp.


Trong trường hợp răng cưả bị sâu ở mức độ nặng hơn, vi khuẩn đã tấn công và làm tổn thương tủy răng, gây ra tình trạng viêm tủy, răng sâu lúc này đã có hiện tượng vỡ nhỏ. Lúc này, trám răng không đem lại hiệu quả mà cách tốt nhất là bọc răng sứ. Sau khi lấy sạch ổ sâu, điều trị tủy thì bác sĩ mài đi một phần men răng, lắp cố định răng sứ có hình dáng, kích thước, màu sắc lên trên. Răng sứ đảm nhận chức năng thẩm mỹ và ăn nhai giống răng thật.


Còn đối với những trường hợp răng sâu quá nặng, tủy răng bị chết và răng bị vỡ mẻ quá nhiều, không còn phục hình được nữa thì bác sĩ chỉ định nhổ bỏ và trồng lại răng sứ.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget