Khi xã hội ngày càng xem trọng vai trò của ngoại hình thì cũng là lúc ngành dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ lên ngôi với những bước tiến vượt bậc về cả chất lượng lẫn số lượng. Phong cách làm đẹp Hàn Quốc nhanh chóng trở thành sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người Việt khi đề cao yếu tố tự nhiên hoàn hảo và tính nhân văn sâu sắc. Một trong những kỹ thuật mới du nhập vào nước ta, góp phần làm đẹp nụ cười Việt đang rất được quan tâm là phẫu thuật hàm hô, móm
Phẫu thuật hàm hô móm là gì?
Khi nào thì cần bọc răng sứ?
Phẫu thuật hàm móm là phương pháp giải phẫu hàm mặt, can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm trên và hàm dưới để điều chỉnh xương hàm trở nên hài hòa và cân đối hơn.
Tùy từng trường hợp móm mà bác sĩ tiến hành cắt bớt hoặc nối thêm xương hàm theo tỷ lệ tính toán từ trước, để khắc phục khuyết điểm của xương hàm một cách hiệu quả. Phẫu thuật hàm móm không tác động đến răng mà chỉ can thiệp để thay đổi cấu trúc xương hàm. Phẫu thuật hàm hô móm áp dụng với những trường hợp sau:
- Móm do xương hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm phát triển quá mức gây ra.
- Móm do xương hàm gây ra.
- Lệch xương hàm.
Lưu ý gì khi phẫu thuật hàm hô móm?
Phẫu thuật hàm hô móm là một trong những ca làm đẹp tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và giàu kinh nghiệm. Những lưu ý trong quá trình thực hiện phẫu thuật hàm:
Khớp cắn: Là điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi chỉnh xương hàm. Bác sĩ cần đánh giá đúng tình trạng của khớp cắn, thông qua một số biện pháp như lấy dấu răng, chụp phim X - Quang. Để khớp cắn sau phẫu thuật được đảm bảo, nhiều trường hợp bác sĩ không khắc phục tình trạng hô móm, vì nếu lệch khớp cắn khách hàng không những khó khăn trong việc ăn uống, mà còn gây ra một số bệnh về răng miệng và tiêu hóa.
Tủy răng: Cần phải bảo toàn tủy răng khi thực hiện cắt xương hàm. Sau phẫu thuật, có thể khách hàng sẽ gặp phải tình trạng ê buốt, khoảng 3 - 6 tháng mới ngưng đau nhức. Nếu kéo dài lâu hơn thì phải gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng chết tủy dẫn đến mất răng.
Xương chết: Là những mảnh vụn hoặc bột của xương hàm được tạo ra trong quá trình phẫu thuật. Nếu không làm sạch những mảnh vụn và bột xương còn sót lại, thì dễ gây viêm nhiễm và tạo thành ổ tụ dịch nhiễm trùng. Do đó cần phải xử lý những mảnh vụn xương dư thừa này bằng các máy móc chuyên dụng, đảm bảo thành công cho ca phẫu thuật cắt xương hàm.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể lưu ý thêm một số điểm: Kết hợp sử dụng phương pháp niềng răng, cấu trúc xương mặt đã hài hòa và cân đối chưa, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Để biết chính xác nhất hình thức phẫu thuật hàm hô móm dành cho trường hợp của mình, hãy đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và tư vấn.
Đăng nhận xét