Không đeo hàm duy trì sau niềng răng được không?

Việc đeo hàm duy trì sau niềng răng thường được các bác sĩ chỉ định sau khi bệnh nhân đã được tháo mắc cài. Tuy nhiên vì khá vướng víu và một số hàm duy trì nhìn khá mất thẩm mỹ khi đeo khiến nhiều bệnh nhân không muốn đeo loại hàm này sau niềng răng. Vậy không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không? và niềng răng ở đâu tốt?

Tại sao phải đeo hàm duy trì sau niềng răng
Trong niềng răng mắc cài, sau khi hệ thống mắc cài đã ổn định, kéo và di chuyển được các răng mọc lệch về đúng vị trí như mong muốn thì khí cụ mắc cài sẽ được tháo ra. Sau đó bệnh nhân sẽ phải đeo khí cụ duy trì một thời gian nhất định sau đó. Hiện nay, có 3 loại thiết kế hàm duy trì như sau:

– Hàm được cố định ở mặt trong răng (mặt lưỡi): dây cung đàn hồi được dán cố định ở mặt trong các răng trước.

---Xem thêm: chảy máu chân răng ở trẻ em

– Hawley/spring aligner retainer: Những khí cụ này gồm dây cung và nền nhựa giúp cố định răng đúng vị trí.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng được không?
Hàm duy trì với dây cung và nền nhựa

– Transparent plastic overlay retainer: Retainer được làm từ một miếng nhựa cứng lấy khuôn từ dấu các răng, vì vậy nó rất khít sát và bao phủ răng. Loại này thường được các nha sĩ sử dụng cho bệnh nhân.

Lý do phải đeo hàm duy trì là để hạn chế việc răng quay về vị trí cũ và duy trì kết quả chỉnh nha. Vị trí các răng của chúng ta luôn thay đổi vì sự tác dụng các cơ xung quanh và sự thay đổi của xương. Nhiệm vụ của khí cụ duy trì là cố định và ổn định những các răng mới về vị trí mới. Cố định các răng thật chắc cho tới khi xương và nướu răng phát triển và thích nghi được với sự thay đổi của hàm răng.

Không đeo hàm duy trì sau niềng răng có được không?
Hàm duy trì có ý nghĩa rất đặc biệt đối với chỉnh nha. Dù nó không thể tạo ra được sự di chuyển cho răng nhưng lại bảo lưu được hiệu quả di chuyển răng mà mắc cài đã tạo ra. Nếu niềng răng không đeo hàm duy trì thì kết quả niềng răng mà mắc cài đã tạo ra cũng không thể duy trì được.

Nếu không có khí cụ duy trì sau khi tháo mắc cài, răng của bạn vẫn chưa thật sự ổn định, chắc chắn với vị trí mới, xương và nướu chưa kịp làm quen với sự thay đổi. Do đó, nếu ăn nhai, răng sẽ xô lệch trở lại như trước khi chỉnh nha, phá vỡ đi sự đồng đều đã đạt được trong quá trình đeo niềng răng. Như vậy, sau niềng răng bạn không thể không đeo hàm duy trì dù có thực hiện theo phương pháp hay công nghệ chỉnh nha nào.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget