Hàn trám răng thẩm mỹ là phương pháp phục hình thẩm mỹ răng áp dụng trong các trường hợp: Răng sâu, răng thưa, răng sứt mẻ răng mòn men nhằm mang lại hàm răng đều đẹp nhất.

Trám răng thẩm mỹ là gì-1

Trám răng thẩm mỹ là gì?


Những khuyết điểm về răng bị sâu răng, niềng răng hô giá bao nhiêu răng mẻ không những làm mất tính thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Làm sao để có thể khắc phục được những khuyết điểm này làm một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Nhổ răng khôn mọc lệch trong trường hợp nào?


Sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời phương pháp trám răng thẩm mỹ. Phương pháp này được xem là giải pháp tối ưu để khắc phục hiệu quả được những khuyết điểm trên. Thực hiện trám răng được thực hiện bởi những kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, không làm xâm lấn và không ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng nên mọi người có thể yên tâm. 


Hiện nay, có nhiều vật liệu trám răng khác nhau để mọi người có thể lựa chọn. Tùy thuộc vào khả nang chi trả cũng như khuyết điểm của mỗi người bác sĩ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp.

Trám răng thẩm mỹ là gì-2

Quy trình trám răng thẩm mỹ


Trám răng thẩm mỹ được tiến hành trong điều kiện vô trùng. Quy trình trám răng được thực hiện theo từng bước cụ thể như sau:


Bước 1: Quy trình trám răng đạt chuẩn hiện nay bắt đầu từ việc thăm khám, chẩn đoán chính xác mức độ răng bị tổn thương. Nếu cần thiết phải chụp x-quang để xem xét vết sâu đã làm tổn thương tới tủy hay chưa. Từ đó mới có thể tư vấn thao tác điều trị cụ thể với bệnh nhân.


- Nếu mô răng mất ít và tủy cũng chưa bị tổn thương thì phần bị khuyết được lấp đầy bằng vật liệu hàn trám chuyên dụng.


- Trường hợp răng vỡ lớn, thậm chí sát nướu, mô răng mất nhiều và tủy đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì bắt buộc phải chữa tủy, sau đó bác sĩ cân nhắc giữa trám răng và bọc sứ để đạt kết quả cao.


Bước 2: Để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và tiến hành sát trùng vị trí răng cần trám.


Bước 3: Trước khi bắt đầu trám răng, bác sĩ cần phải nạo sạch những vụn thức ăn hay ngà sâu trong lỗ hổng để ngăn chặn vi khuẩn xâm hại.


Nếu chữa tủy là điều bắt buộc thì bệnh nhân được gây tê để hạn chế cảm giác đau nhức. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để mở một đường trên bề mặt răng thông đến ống tủy và hút bỏ hết phần tủy bị viêm ra ngoài.


Bước 4: Răng cần trám được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bằng đê cao su. Đây là thao tác rất quan trọng bởi nếu chất liệu trám tiếp xúc với nước bọt trong khi đổ vào khoang răng cản trở các cơ chế liên kết, không đạt hiệu quả dám dính, dễ bong bật khi ăn nhai.


Bước 5: Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ tạo một xoang trám thích hợp để đổ chất liệu trám vào, làm đầy những phần mô răng bị khuyết đã được nạo bỏ. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng dưới tác động của đèn chiếu đông dần đông cứng lại, bám chắc vào răng thật.